PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON YẾT KIÊU
Biểu hiện của bệnh
Thể bệnh nhẹ: Thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong.
– Sốt cao đột ngột 39 – 40oC, kéo dài 2 – 7 ngày. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
– Có thể có nổi mẩn, phát ban. Đôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc. Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
Thể bệnh nặng: Thường là thể sốt xuất huyết dengue, hay gặp ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao. Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu xuất huyết (có thể ở da, niêm mạc, nội tạng): chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
– Đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng sốc do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?
Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ, bác sĩ có thể cho về chăm sóc tại nhà bằng cách:
– Nằm nghỉ ngơi.
– Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
– Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
– Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy.
– Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước.
– Thả cá hoặc mêzô vào tất cả các vật dụng chứa nước (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy.
– Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
– Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.
– Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa…
– Bỏ muối vào các bát nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát).
– Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.
Phòng chống muỗi đốt:
– Mặc quần áo dài che kín tay chân. Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi… Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
– Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Thực đơn thứ hai
* Mẫu giáo
Sáng:
- Cơm gạo bắc hương
- Trứng gà đúc thịt bò
- Canh: Thịt lợn nấu chua
- Xào: Bắp cải (Bầu xào)
- Quả chín: Dưa hấu
Chiều:
- Chè đậu đen hoặc đậu xanh, hạt sen
- Sữa bột: Mega Milky Grow IQ
* Nhà trẻ
Sáng:
- Cơm gạo bắc hương
- Trứng gà đúc thịt bò
- Canh: Thịt lợn nấu chua
- Xào: Bắp cải (Bầu xào)
- Quả chín: Dưa hấu
Chiều:
- Cơm gạo tẻ: Bắc hương
- Thức ăn mặn: Thịt gà rim
- Canh: Gà nấu bí xanh
- Sữa bột: Mega Milky Grow IQ